Những người nghiện cảm giác trì hoãn công việc đến phút cuối
Một số người chần chừ vì họ có sẵn trong người hóc môn adrenaline chốn chạy cuộc sống. Những người khác chỉ đơn giản là vì họ có thói quen như thế. Hãy cùng LengKeng TV tìm hiểu thêm về vấn đề này!
Để lại mọi thứ cho đến phút cuối cùng là một cách sống của nhiều người. Những người chần chừ khó có thể làm cho công việc của họ tiến triển hơn, bất kể họ cố gắng bao nhiêu trong việc sắp xếp thời gian. Họ có thể trở nên có tổ chức trong một vài ngày, nhưng họ sẽ sớm quay trở lại lối sống cũ. Tuy nhiên, một số người lại muốn tận hưởng adrenaline của sự vội vã.
Về cơ bản, có hai loại người thường tạo cho mình thói quen để dành mọi thứ đến phút cuối cùng mới làm. Một là, họ là những người có bản tính chần chừ. Họ thường trì hoãn các nhiệm vụ quan trọng và thậm chí có thể không hoàn thành chúng. Hai là, họ là những người bị nghiện hóc môn vội vã. Họ thích cảm giác thời gian đang dần trôi đi.
Hành vi này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Thậm chí, đôi khi nó gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Những người này không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát tình huống của họ đúng lúc và hậu quả có thể hết sức huỷ hoại. Ngoài ra, cuộc sống của họ trở nên hỗn độn. Để lại mọi thứ cho đến phút cuối góp phần gây ra sự mơ hồ về mặt tinh thần và gây khó khăn cho việc tận dụng thời gian hạn chế của họ.
“Nếu bạn phải leo qua một ngọn núi, đừng nghĩ rằng chờ đợi có thể làm cho nó nhỏ lại”
-Ngạn ngữ-

Trì hoãn mọi thứ đến phút cuối và adrenaline vội vã
Người ta nói rằng người nguy hiểm là người cố tình đặt mình vào những tình huống ảnh hưởng đến mối an nguy của họ. Còn khi chúng ta đề cập đến những người bị nghiện adrenaline rủi ro, chúng ta thường nghĩ về những người thích chơi thể thao mạo hiểm hoặc làm công việc nguy hiểm. Người thích để lại mọi thứ cho đến phút cuối thật ra cũng là một người nghiện adrenaline.
Cần nhấn mạnh một thực tế rằng, trong những tình huống cực kỳ nguy hiểm, adrenaline vội vã mà họ nhận được là một yếu tố quan trọng. Đồng thời, việc sản xuất adrenaline này sẽ kích thích tiết tố dopamine, một chất tạo ra một cảm giác khoái lạc. Khi dopamine được tiết ra trong cơ thể họ, họ sẽ thấy rất thích thú. Như vậy, khi những người này cố tình đặt mình vào tình huống rủi ro, họ cảm thấy hài lòng.
Một số người có thói quen bỏ mặc mọi thứ cho đến phút cuối vì họ bị nghiện adrenaline này. Họ tin rằng khi công việc sắp đến hạn, họ sẽ làm tốt hơn. Và họ sẽ cảm thấy hết sức hài lòng khi có thể vượt qua nguy cơ bị trễ hạn.
Người chần chừ
Một số người khác có thói quen để lại mọi thứ cho đến phút cuối thì chỉ đơn giản là vì họ có xu hướng cố tình trì hoãn nhiệm vụ hay trách nhiệm của họ. Những cá nhân này cảm thấy họ có nhiều thời gian hơn họ cần để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ chỉ quyết định rằng họ sẽ làm việc đó khi thời gian không còn nhiều như họ thực sự cần. Họ cũng chấp nhận rủi ro họ có thể không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây là xu hướng thường xảy ra với khi họ tính toán sai thời gian cần thiết và cuối cùng là không thể hoàn thành mọi thứ đúng hạn.

Những người này không hẳn là người lười biếng hoặc cẩu thả. Họ chỉ đơn giản là đã quá quen với hành vi trì hoàn này đến mức họ không thể làm gì khác đi. Họ vẫn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và xấu hổ khi họ hoãn nhiệm vụ. Tuy nhiên, họ không thể làm khác đi được. Việc họ cố gắng sắp xếp để hoàn thành công việc trước mắt sẽ làm cho họ thấy mệt mỏi vì phải làm những việc khác nữa. Vì vậy họ lại trì hoãn công việc tiếp theo. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại.
Những người trì hoãn tính toán khoảng thời gian họ cần. Họ tin rằng họ đã tính chính xác thời điểm mà họ nên bắt tay vào công việc để vẫn có thể kịp hoành thành. Thực ra, họ chỉ đang tự làm khổ bản thân bằng ám ảnh về nhiệm vụ phải hoàn thành. Và họ giữ nỗi ám ảnh này mãi cho đến khi họ “cảm thấy ổn” để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, khoảnh khắc hoàn hảo đó không bao giờ đến. Khi hết thời gian sắp hết, họ mới bắt tay vào việc.
Hệ quả của hành vi trì hoãn
Loại hành vi này mang lại hậu quả tiêu cực, bất kể người đợi đến phút cuối do vì họ yêu thích adrenaline hay là người có bản tính chần chừ. Đôi khi, họ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và điều này có thể tàn phá cuộc sống của họ.
Trong trường hợp cuả người nghiện adrenaline vội vàng, vấn đề thực sự của họ là một mối lo lắng bị kìm nén bên trong. Họ dùng hành vi nguy hiểm là để che đậy những xung đột nội tại chưa được giải quyết, từ đó dẫn đến sự lo lắng trong họ. Các mối nguy hiểm sẽ giúp họ quên đi những vấn đề nội tại này.
Mặt khác, nhiều người trì hoãn là những người không vững vàng. Họ sợ nỗ lực của họ sẽ là chưa đủ và đó là lý do tại sao họ trì hoãn làm những việc họ nên làm. Điều này cũng cung cấp cho họ lý do hoàn hảo để trì hoãn cho đến khi mọi thứ trở nên tồi tệ. Rồi họ sẽ biện minh rằng “tôi đã phải làm việc đó trong khoảng thời gian hạn hẹp và chịu nhiều áp lực“.
Trong cả hai trường hợp, đây là hành vi có vấn đề. Những người này không chỉ khiến cuộc sống của họ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mà cuối cùng họ còn khiến người khác mất niềm tin vào họ. Thái độ trì hoãn cũng làm giảm cơ hội của họ để nhận được kết quả tốt nhất trong công việc. Thật khó để những người này có thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự nổ lực liên tục và sự bền bỉ.