Top 10 quan niệm sai lầm về London
Ai mà chưa từng mơ ước có một kỳ nghỉ ở London phải không? Thật vậy, đây là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới – thu hút hơn 19 triệu lượt khách quốc tế năm 2016. Đây là quê hương của nhiều thắng cảnh nổi tiếng toàn cầu, như đồng hồ Big Ben, Viện Bảo tàng Lịch sử Tự Nhiên và Con Mắt London. London là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải nó hết sức xấu hổ khi nó có đầy những người nghèo khổ, thức ăn của Anh và cà phê rất tệ. Và không phải lúc nào trời cũng mưa sao?
Bên cạnh sự nổi tiếng toàn cầu của London, rất nhiều người vẫn còn tin vào những quan niệm hết sức sai lầm về thủ đô của nước Anh. Một vài quan niệm chỉ đúng đắn vài thập niên trước, một vài thì đơn giản chỉ là những hiểu lầm, và những quan niệm còn lại thì hoàn toàn là những lời đồn sai lầm từ trước đến nay. Tôi ghét phải thấy bạn ngaị đi đến London chỉ vì một quan niệm sai lầm nào đó về nó, nên hôm nay tôi quyết tâm nói thẳng về mười điều mà hầu hết mọi người hiểu sai về London.
10. Cà phê và Trà
Chúng ta hãy bắt đầu bằng thứ đã thu hút rất nhiều du khách Mỹ: huyền thoại rằng cà phê ngon là không thể tìm thấy ở London. Điều này chỉ đúng vài thập kỷ trước, tuy nhiên cà phê London bây giờ đã ấn tượng hơn rất nhiều so với những năm 2000. Những thương hiệu cà phê lớn như Starbucks, Cafe Nero hay Costa Coffee đã xuất hiện ở hầu hết từng ngã đường, giống như ở những thành phố lớn khác trên thế giới. Thực vậy, cả hai hãng cà phê lớn nhất Châu Âu là Cafe Nero và Costa đều có trụ sở chính ở London.
Cho đến thời gian gần đây, những người tìm kiếm trải nghiệm về cà phê đặc biệt sẽ phải đi đường vòng qua Châu lục, tuy nhiên những chuỗi cà phê nhỏ và độc lập ở London đang mọc lên vô số kể trong thập niên qua. Giờ đây có hàng trăm tiệm cà phê với hương vị đặc biệt nối dài khắp thủ đô, phục vụ hàng ngàn hương vị pha chế cà phê độc đáo (và cũng cung cấp công việc cho hàng ngàn thợ pha chế cà phê), đủ để thoả mãn những thực khách sành sỏi nhất. Cho nên, bạn sẽ không bị thèm cà phê ở London nữa![1]
9. Đồ ăn dở tệ
Nước Anh tai tiếng bởi vì thức ăn đơn giản, tẻ nhạt nên nhiều người nghĩ rằng ăn uống ở London cũng sẽ dở tệ không mấy khác biệt. Không khó để hiểu điều này bởi vì một trong số những món ăn truyền thống của London như món London Particular, nó có gì đâu ngoài một miếng đậu xanh dày với súp jambong – đủ dày cho một muỗng. Yeah!
Thật may cho chúng ta, London thời nay đã là một thành phố toàn cầu. Có hàng ngàn nhà hàng từ nhà hàng rẻ đến sang trọng thuộc hạng sao Michelin, phục vụ mọi truyền thống ẩm thực mà bạn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, để tìm thấy món ăn ngon nhất ở London, bạn sẽ phải bước xuống đường.
London có một lịch sử lâu đời về các món ăn đường phố sáng tạo có từ thời Trung cổ. Vào thời đó, hầu hết lao động trong thành phố đều đi đến tiệm bánh trong thời gian nghỉ giải lao, ở đó họ có thể tìm thấy mọi thứ từ bánh dough nut cho đến bánh kẹp thịt. Ngày nay, món ăn đường phố của London là một trong những món ngon nhất thế giới – chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tập trung dân cư của thành phố. Ở London hiện đại bây giờ bạn có thể dễ dàng dừng lại trên đường để mua mọi thứ từ một nồi cà ri cho đến một cái bánh sandwich thịt gà![2]
8. Con người không thân thiện
Nếu hỏi bất cứ ai trên thế giới về người Anh như thế nào, bạn sẽ nhận được một câu trả lời giống nhau: họ khá là im lặng, dè dặt, họ không thân thiện, v.v… Người Anh đặc biệt có tiếng xấu. Thậm chí người bản xứ cũng nói rằng người London thật thô lỗ!
Trên thật tế, người London không tệ hơn bất cứ người Anh nào khác cũng như hầu hết mọi người trên thế giới. Một bài kiểm tra được thực hiện ở trên đường phố London chỉ ra rằng, khi gặp một bà lão đang cần xách giúp cái túi nặng hay một người phụ nữ lỡ đánh rơi giỏ đồ khỏi tay cô ta, người đi đường gần đó đều sẽ nhanh chóng đến giúp đỡ. Cho nên, người London không hề không thân thiện, nhưng họ khá là bận rộn mọi lúc mọi nơi. London là nơi có nhịp sống nhanh, là thành phố của toàn cầu, và hầu hết mọi người đều hối hả trên đường. Điều này dẫn đến đôi lúc mọi người quên nói lời xin lỗi khi họ xô đẩy bạn ở ga tàu, tuy nhiên họ hoàn toàn khác sau giờ làm việc![3]
7. Chật chội và bẩn thiủ
Năm 1952, một trận khói mù giáng xuống London, giết chết hàng ngàn người. Đó là một sự kiện ô nhiễm không khí tồi tệ có từ trong lịch sử Anh, và tin tức về nó đã lan toả khắp thế giới. Nó dẫn đến các quy định mới của chính phủ và kế hoạch cắt giảm mức độ ô nhiễm của thành phố, nhưng danh tiếng của thành phố đã bị tổn hại vĩnh viễn. Đối với phần còn lại của thế giới, London được biết đến như một thành phố cổ kính thời Victoria, bẩn thỉu, phải vật lộn để đáp ứng các tiêu chuẩn sạch sẽ hiện đại.
Tiếng xấu này vẫn còn tồn tại đến ngày nay dù nó hoàn toàn không đúng sự thật. Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không khí ở London vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, nhưng nó tương đối sạch theo tiêu chuẩn hiện đại. Trên thực tế, Luân Đôn thậm chí nằm ngoài danh sách 500 thành phố ô nhiễm nhất của Tổ chức Y tế Thế giới. Nói tóm lại, du khách đến thành phố không có gì phải lo lắng khi nói đến chất lượng không khí!
Đáng kinh ngạc hơn, London là một trong những thành phố xanh nhất trên Trái đất trong khu vực. 47% thành phố là không gian xanh, gần một nửa được bao phủ bởi các công viên, rừng cây và các khu vực công cộng khác – đủ để nói rằng khu vực Greater London nên là một công viên quốc gia hơn.[4]
6. Thành phố không ngủ
Khi ai đó nhắc đến “thành phố không bao giờ ngủ”, họ thường nhắc đến New York. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cụm từ này cũng đã được áp dụng cho thủ đô của Anh, dẫn đến ý nghĩ rằng London là một nơi bận rộn với cuộc sống về đêm sôi động và không phải là nơi để đến nếu bạn đi với con cái!
Sự thật là giống như bất kỳ thành phố nào khác, London có thể rất náo nhiệt, đặc biệt là vào cuối tuần, khi thành phố này chạy các dịch vụ xe buýt suốt đêm. Những chiếc taxi đen nổi tiếng ở London làm việc tất cả các giờ, và nhiều câu lạc bộ ở London mở cửa đến 3 giờ sáng hoặc 4 giờ sáng. Tuy nhiên, thực tế là ngay cả ở trung tâm London, xe buýt thường kết thúc vào nửa đêm và không hoạt động cho đến sáng sớm. Hầu hết các quán rượu đóng cửa trước nửa đêm và tại thời điểm đó, đại đa số người dân London sẽ đi ngủ. Ở London, khu vực bên ngoài yên tĩnh hơn, thậm chí có thể quên rằng bạn đang ở trong một thành phố![5]
5. Đắt đỏ
London đắt đỏ. Đây thực sự là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới nếu bạn muốn sống ở đó. Thuê một căn hộ ba phòng ngủ trung bình ở trung tâm London lên đến trên 5000 bảng Anh (6.450 đô la), nằm ngoài khả năng thanh toán của hầu hết người trưởng thành ở Anh. Những tin đồn về giá cao London khiến nhiều người bỏ cuộc, nhưng thực ra bạn có thể vui chơi ở London với một ngân sách nhỏ. Điều này không phải là quá khó!
Bạn có thể có một ngày vui chơi ở London mà hầu như không tốn bất kỳ khoản tiền nào: Hầu hết các bảo tàng hàng đầu thế giới ở London, cũng như các phòng trưng bày nghệ thuật và công viên tuyệt vời ở đó đều được vào cửa miễn phí. Những nơi có thu phí vào cửa thì giá vé không quá đắt: một vé tham quan Kew Gardens, vườn thực vật hàng đầu thế giới, có giá chỉ 12 bảng Anh (15,50 đô la). Có hàng ngàn quán rượu và nhà hàng ở thủ đô mà giá cả không đắt hơn những nơi khác ở Anh. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, bạn có thể tìm thấy thực phẩm với giá cực rẻ. Hỏi người dân địa phương xung quanh sẽ nhanh chóng cho bạn biết những nơi tốt nhất mà không đòi hỏi tiêu tốn nhiều tiền cho việc ăn uống ở Kensington hoặc Chelsea.[6]
4. Những vùng cấm
Thật không may, một trong những quan niệm sai lầm gần đây về London cho rằng một số khu vực của thành phố là khu vực cấm đi, nơi mà những người dân địa phương hay thậm chí cảnh sát cũng không bao giờ đến. Một số nơi được cho là nơi mà luật pháp của Anh bị bỏ qua và người dân ở đó buộc phải tuân theo đạo Luật Sharia của cộng đồng người Hồi giáo.
Hầu hết tất cả các thành phố đều có những khu vực tốt nhất nên tránh vào ban đêm, nhưng ý kiến cho rằng một vài khu vực ở thủ đô quá nguy hiểm cho Cảnh sát Thủ đô ghé thăm là sai, bất chấp những lời huyên thuyên của một số người trên internet. Quan niệm sai lầm này càng trở nên phổ biến hơn khi vào năm 2016, Donald Trump tuyên bố có những khu vực cấm ở London. Điều này đã bị thị trưởng lúc bấy giờ là ông Vladimir Johnson phản đối. Ông nói rằng: “London có một lịch sử đáng tự hào về lòng khoan dung và đa dạng cư dân nên khuyến cáo rằng có những khu vực mà các sĩ quan cảnh sát không thể bước đến vì chủ nghĩa cực đoan là thật sự vô lý. Tội phạm đã giảm đáng kể ở cả London và New York, một lý do duy nhất tôi không muốn đến một số vùng ở New York là nguy cơ gặp Donald Trump“.
Để chứng minh điều đó, một người đàn ông Anh đã chấp nhận thử thách trên Reddit đi qua một trong những khu vực được đồn đại này trong khi uống một chai rượu vang. Song, kết quả là không có gì xảy ra với anh ta cả.[7]
3. Tàu điện ngầm là phương tiện đi lại duy nhất
Tàu điện ngầm London (còn được gọi là Tube) là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của London. Nó được khai trương vào những năm 1860, trở thành tuyến đường sắt hành khách ngầm lâu đời nhất trên thế giới. Và với hàng triệu người sử dụng nó mỗi ngày, đây cũng là một trong những nơi bận rộn nhất thế giới.
Mặt khác, London nổi tiếng không được xây dựng theo kiểu mạng lưới như nhiều thành phố hiện đại khác. Khi thành phố bị thiêu rụi vào năm 1666, nó được xây dựng lại theo hệ thống đường cũ, nghĩa là một số đường phố trong thành phố đã có hàng trăm năm tuổi. Điều này có nghĩa là thành phố không được tối ưu hóa cho các phương tiện giao thông: lái xe ô tô qua thành phố có thể bị phạt.
Với suy nghĩ như thế, rất dễ hiểu tại sao nhiều người nghĩ rằng Tube là cách duy nhất để đi du lịch vòng quanh London. Nhưng vẫn còn có nhiều lựa chọn khác cho bạn. Đi xe buýt màu đỏ nổi tiếng của London chẳng hạn. Bạn có thể thấy điều này trong các bộ phim cũ, nhưng chúng vẫn tồn tại ngoài thực tế: chúng chở hàng triệu người trên khắp thành phố mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ mạng lưới xe buýt nào khác ở châu Âu. Ngoài ra, còn có dịch vụ taxi đen nổi tiếng, tài xế lái những chiếc taxi này phải tham gia khóa đào tạo nghiêm ngặt mang tên The Knowledge, dạy họ về cách bố trí ở London. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự mình đi lại, thì lựa chọn tốt nhất của bạn là Santander Ciking hay còn được gọi là Xe đạp Boris. Bạn có thể chọn một chiếc và đạp xe từ một trong hàng trăm trạm trên toàn thành phố đến một trạm bất kỳ chỉ với £ 3 ($ 3,87).[8]
2. Lúc nào cũng lạnh và ẩm ướt
Nước Anh nổi tiếng với thời tiết xám xịt và những ngày mưa. Vì vậy, hầu hết mọi người cho rằng London, thủ đô của Anh, cũng có thời tiết như thế!
Giờ đây, không ai nói rằng Vương quốc Anh là một đất nước ấm áp. Mùa đông ở Scotland và Bắc Anh có thể rất khắc nghiệt, và mùa hè thường bị chi phối bởi những ngày nhiều mây. Nhưng London ở phía nam, và nhiệt độ ở đó ấm hơn nhiều. Trung bình London hơi lạnh hơn New York, nhưng vẫn ở trên mức đóng băng trong hầu hết các tháng mùa đông.
Trái với niềm tin phổ biến này, London không có nơi nào mưa như bạn tưởng tượng. Lượng mưa trung bình khoảng 23 inch một năm, gần một nửa so với New York! Lượng mưa cũng thấp trong suốt mùa đông: tuyết rất hiếm ở London. Ở Anh, nếu tuyết rơi vào ngày Giáng sinh ở thủ đô, nó được gọi là Giáng sinh màu trắng.
Tôi không nói rằng bạn chỉ nên mang theo một chiếc áo phông và quần short cho chuyến thăm London của bạn, nhưng cũng sẽ không buồn tẻ và ẩm ướt như bạn nghĩ. Vào mùa hè, bạn thậm chí có thể nhìn thấy một bầu trời xanh![9]
1. Thành phố London?
Nếu ai đó nói với tôi rằng họ sẽ đến thăm Thành phố London, tôi sẽ không ngạc nhiên. Nhưng những người London địa phương biết rằng lời nói này là chưa chính xác: phải chăng bạn đang đề cập đến Greater London – khu đô thị huyên náo quen thuộc, với chính quyền địa phương độc lập, nhỏ bé ở trung tâm London, nơi có dân số chỉ vài nghìn người?
Dấu chấm nhỏ nhất trên bản đồ chính là nơi xưa kia là Roman London. Nó gần như hoàn toàn độc lập với Greater London, có lực lượng cảnh sát, chính phủ và thị trưởng riêng. Vậy đây có phải là trái tim thực sự của nước Anh, nơi đưa ra những quyết định lớn? Không, đó là thành phố khác, thành phố Westminster, nơi có Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Anh.
Vậy điều đó có nghĩa là Thành phố London là nhà của chính quyền London sau đó? Không. Thị trưởng của Greater London – một chức vụ hoàn toàn khác với thị trưởng của Thành phố London, cai quản từ Tòa thị chính, nằm bên kia sông ở Southwark. Rõ ràng ngay cả người London cũng bị lẫn lộn bởi hoạt động bên trong của London
Ồ, sự thật sau đây còn làm cho khó hiểu hơn: Greater London thậm chí không phải là một thành phố. Nó là một quận.[10]
(Theo listverse)